Vải thun lạnh là gì? Ứng dụng thun lạnh trong may đồng phục

AnhHTK

20/07/2020

Tin tức

Áo phông đồng phục TC Motor-3

Khi may đồng phục áo phông, có hai loại vải thông dụng nhất từ trước đến nay là: vải cotton trơn và vải lacoste. Thời gian gần đây, Wego Uniform đã thử nghiệm một loại vải mới và đac được rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức đón nhận đó là vải thun lạnh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chất liệu này ở bài viết dưới đây nhé.

Mục lục

1. Thun lạnh là gì ? Đặc điểm của vải thun lạnh

Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm của nó. Vải thun lạnh là kiểu vải được dệt bằng phương pháp dệt thoi hoặc dệt kim, nó được dệt tương tự như vải thun trơn. Đây là phương pháp dệt đơn giản và phổ biến nhất hiện nay. Trong tiếng anh thì vải thun lạnh có nghĩa là Cold spandex.

Vải có đặc điểm mềm, mịn đặc biệt khá bóng và trơn, đương nhiên là không bị xù lông khi sử dụng rồi. Nếu bạn từng sử dụng hoặc từng biết đến nó chắc hẳn đều thấy cảm giác se lạnh khi sờ vào loại vải này.Vải thun lạnh là gì? Ứng dụng thun lạnh trong may đồng phục-1

Với những tính chất được chúng tôi chia sẻ ở trên bạn có đoán ra loại sợi tạo nên chất liệu vải này không ? Đó chính là sợi PE hoặc là sợi Nylon, vì sao biết ư ? Sau khi đọc xong bài viết dưới đây tôi tin rằng bạn cũng sẽ đoán được ngay như Atlan mà thôi.

Có thể bạn sẽ nghĩ áo thun lạnh dành cho nữ hoặc nam mặc vào sẽ mát lắm nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Bởi vì cấu tạo chính của loại vải này được làm từ sợi Polyester vì vậy nó chỉ tạo cảm giác mát lạnh trong thời tiết không quá nóng mà thôi. Có thể bạn cũng đã biết vải làm từ các loại sợi nhân tạo thường có khả năng thấm hút kém vì vậy khi ra mồ hôi thường sẽ giữ lại trên cơ thể và không được thấm vào vải.

Trong một số trường hợp khi mồ hôi bám và tích tụ trên người thì có thể sẽ làm dịu nhiệt và làm mát cho cơ thể, nhưng khi gặp thời tiết quá nóng nó sẽ làm cho cơ thể trở nên nóng nực. Vì đặc điểm như vậy nên vải được sản xuất ra khá mỏng nhằm giảm đi nhược điểm thấm hút và làm cho vải trở nên mát và lạnh hơn. Do vậy vải rất được ưa chuộng để làm áo đồng phục thể thao, đồng phục team building,

2. Phân loại các loại vải thun lạnh

Vải được chia thành hai loại chính là vải 2 chiều và 4 chiều.

  • Vải thun lạnh 4 chiều : Vải được làm từ 95% sợi PE và 5% sợi Spandex. Để tạo ra loại vải này yêu cầu phải có máy móc hiện đại như máy dệt kim tròn….
  • Vải thun lạnh 2 chiều : Cũng được cấu tạo như thun 4 chiều nhưng áp dụng phương pháp dệt khác. Vải 2 chiều chỉ có thể co giãn theo chiều ngang. Chất liệu này có giá thành khá thấp vì ưu điểm của nó rất ít phần lớn là nhược điểm.Vải thun lạnh là gì? Ứng dụng thun lạnh trong may đồng phục-2

3. Thành phần cấu tạo cơ bản của thun lạnh

Vải có thành phần cấu tạo từ 3 loại sợi khác nhau bao gồm : Sợi Polyester, Sợi Nylon, Sợi Spandex. Trong đó hàm lượng sợi PE hoặc Nylon sẽ cao hơn rất nhiều so với sợi Spandex. Thông thường sẽ có tỷ lệ 1 : 19 với 1 phần Spandex và 19 phần PE. Hiện nay cũng có một xưởng sản xuất đã áp thêm sợi cotton vào loại vải này, mục đích để nâng cao chất lượng cũng như sự đa dạng hóa về sản phẩm.

Vải có tên gọi là Vải cotton lạnh cũng mang tất cả các ưu điểm của thun lạnh nhưng nó có độ thấm hút ấn tượng hơn rất nhiều.

  • Tính chất của sợi PE : Là sợi được làm bằng nhân tạo từ các loại khoáng sản do đó sợi có độ co giãn kém, khả năng thấm hút không cao nhưng rất mượt.
  • Đặc tính sợi Spandex : Co giãn cao, mềm, và mượt cũng là một loại sợi tổng hợp nhưng được sản xuất khác với các loại sợi nhân tạo khác. .

4. Ưu nhược điểm của các loại vải thun

4.1. Ưu điểm

  • Vải khá mềm, trơn và mỏng khi sờ có cảm giác mát lạnh.
  • Khả năng chống bám bất cao.
  • Dễ giặt và vệ sinh.
  • Độ bền cao, không bị ăn mòn bởi chất hóa học hoặc các vi khuẩn gây hại.
  • Giá bán thun lạnh 4 chiều rẻ hơn nhiều so với các loại vải khác như: Cotton, Kaki, Kate,…
  • Màu sắc đa dạng
  • Không bị xù lông khi sử dụng.

4.2. Nhược điểm

  • Cảm giác nóng trong môi trường nhiệt độ oi nóng cao.
  • Vải dễ bị hư hại khi là (ủi) trong nhiệt độ quá cao.

5. Cách phân biệt vải thun lạnh với vải thun Cotton

Để phân biệt được loại vải này chúng ta tiến hành theo 5 cách thông dụng sau:

Cách 1: Sử dụng giác quan:

Dùng tay sờ vải đầu tiên sẽ có cảm giác lạnh, hơi mềm và mượt, đặc biệt thấy vải có độ bóng nhẹ thì đó chính là loại vải bạn cần tìm.

Cách 2: Tận dụng ánh sáng mặt trời:

Bạn có thể dùng ánh sáng mặt trời để kiểm tra nếu như vải sáng đều và không bị nổi cộm trên bề mặt thì đó chính là thun lạnh.

Cách 3: Áp dụng phương pháp cơ học:

Dùng tay kéo theo 4 chiều nếu là vải 2 chiều thì vải sẽ co lại vị trí ban đầu theo chiều ngang, còn 4 chiều thì nó sẽ trở về đúng vị trí ban đầu.

Cách 4: Kiểm tra độ thấm hút của vải:

Bạn có thể dùng nước để kiểm tra khả năng thấm hút của vải. Thun lạnh thấm hút khá chậm nên rất dễ để bạn kiểm tra.

Áo phông đồng phục TC Motor-2
Đồng phục công sở bằng vải thun lạnh

Cách 5: Dựa vào màu sắc của vải:

Bạn chỉ cần kiểm tra sự đều màu trên toàn bộ tấm vải là sẽ nhận dạng được ngay.

6. Làm thế nào để bảo quản vải hiệu quả ?

Muốn sử dụng một vật dụng gì đó được lâu dài thì chúng ta cần phải học được cách bảo quản chúng. Vải thun lạnh cũng không phải là ngoại lệ. Để áo đồng phục thun lạnh được bền đẹp lâu dài, chúng ta cần thực hiện các phương pháp bảo quản sau:

  • Không nên giặt máy quá lâu
  • Hạn chế để quần áo ở những nơi ẩm mốc.
  • Không ngâm quần áo qua đêm, hoặc thời gian dài.
  • Không được ủi ở nhiệt độ cao vì nó sẽ làm cho các sợi tổng hợp teo tại.
  • Cũng cần hạn chế sấy khô quần áo
  • Khi giặt nên pha loãng hỗn hợp nước và bột giặt.
  • Sau khi giặt nên phơi ở nơi thoáng mát hạn chế ánh nắng trực tiếp.

7. Ứng dụng của vải thun lạnh trong may đồng phục

Một số ứng dụng thường thấy trong may đồng phục

=> Xem thêm: Tư vấn lựa chọn loại vải may áo đồng phục lớp được yêu thích