Người xưa có câu “Của bền tại người” để chỉ vai trò của người sử dụng đối với sự bền đẹp của vật dụng mà họ sở hữu và với áo đồng phục công nhân cũng không phải là ngoại lệ. Dù sản phẩm được may đo, thiết kế đẹp và vừa vặn đến mấy, chất liệu vải, mực in tốt ra sao nhưng nếu chúng ta không biết cách giữ gìn, chúng vẫn dễ hư hỏng, bay màu, chùng nhão. Và để giúp bạn hạn chế những điều này, ngay sau đây Wego xin giới thiệu một số mẹo giúp bảo quản áo đồng phục công nhân luôn đẹp như mới, kính mời bạn đọc cùng tham khảo!
Mục lục
1. Lưu ý khi giặt áo
Giặt áo là công đoạn làm sạch vết bẩn bám dính, mùi mồ hôi thấm vào trong áo. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích này, giặt áo có thể khiến làm hư hỏng, chùng nhão, làm bay màu hoặc nứt vỡ mực in. Chính vì vậy, khi giặt áo đồng phục công nhân, chúng ta cần chú ý đến những điều sau:
-
Không nên giặt áo ngay sau khi nhận
Khi mới nhận áo đồng phục về nhà, bạn không nên vội vã giặt ngay vì với những loại áo dùng mực in gốc dầu, độ bám dính chưa tốt trong những ngày đầu. Với vải nhuộm cũng tương tự và nếu ta giặt ngay khi nhận áo, nguy cơ phai màu, nứt mực in là rất cao. Cách tốt nhất là bạn nên giặt áo sau 3-4 ngày kể từ thời điểm nhận áo để bảo đảm an toàn.
-
Hạn chế giặt bằng máy
Không giặt bằng máy mà nên giặt bằng tay, giặt máy với công suất lớn, lực xoáy và lực của nguồn nước cao sẽ tiềm ẩn nguy cơ làm hỏng bề mặt áo đồng phục công nhân. Và lưu ý, bạn không nên dùng xà phòng cho lần giặt đầu tiên, chỉ nên dùng nước muối ấm pha chút giấm để tăng độ bám màu của vải và mực in. Ngoài ra, bạn cũng không nên giặt chung với các loại quần áo khác, phòng ngừa nguy cơ loang màu chéo nhau.
-
Không nên giặt áo bằng nước nóng
Với những lần giặt tiếp theo, chúng ta chỉ nên dùng nước lạnh thông thường, tuyệt đối không dùng nước nóng vì sẽ gây co áo. Khi giặt bạn cũng không nên đổ trực tiếp xà phòng lên bề mặt áo, hòa loãng bột xà phòng và sau đó ngâm áo trong dung dịch này vài phút, đó mới là cách giặt thông minh và an toàn.
-
Không nên dùng chất tẩy mạnh
Khi giặt không nên dùng nước tẩy hoặc chất tẩy mạnh vì sẽ khiến phần mực in dễ bong tróc và vải áo dễ chùng nhão. Ngoài ra, khi phơi bạn không nên vắt sẽ làm giãn áo mà gấp lại rồi ấn nhẹ nhàng để nước đi hết. Bạn cũng nên lộn trái áo khi phơi để hạn chế bay màu, đặc biệt là dưới ánh nắng mặt trời.
2. Cất trữ áo đồng phục công nhân như thế nào?
Khi giặt xong mà chưa mặc đến, bạn sẽ cất trữ/bảo quản áo đồng phục bảo hộ lao động công nhân như thế nào? Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:
– Cất áo nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa những nơi có độ ẩm cao. Khi bỏ trong tủ kín, bạn nên đặt những gói hút ẩm để tránh nguy cơ xâm nhập ẩm, gây mốc và hủy hoại áo.
Khuyến mãi
Xem thêm-
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect màu đỏ phối trắng đen
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect màu cam phối đen
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect màu xanh tân đảo phối xanh đen
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect màu vàng phối xanh đen
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect màu đỏ đô phối ghi
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect màu cam phối trắng
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect màu xanh đen phối xanh tân đảo
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect màu xanh tân đảo phối ghi
160,000₫ Thêm vào giỏ
– Nếu để trong thời gian dài, bạn nên treo áo lên móc và phủ ngoài bằng túi nilon để chống bụi, giảm nguy cơ hơi nước thấm sâu vào trong áo
– Đặc biệt, nếu áo được làm khô bằng thao tác sấy thì không cất ngay áo khi còn nóng vì dễ dẫn đến tình trạng hấp hơi, gây hư hỏng áo. Thay vào đó, bạn hãy đợi cho áo khô hẳn mới đem cất tủ nhé!
3. Khi mặc/sử dụng, bạn cần chú ý điều gì?
-
Lưu ý 1:
Nhiều người cho rằng khi mặc áo đồng phục công nhân trong thời gian ngắn thì không cần giặt mà chỉ treo lên. Nên nhớ bạn không thể hình dung hết lượng mồ hôi thoát ra từ cơ thể mình, đặc biệt là vùng cổ tiếp giáp cổ áo, nách và ống tay. Đó là chưa kể đến bụi bẩn mà ta không thể nhận thấy bằng mắt thườn. Do đó, hãy luôn nhớ nguyên tắc là chỉ mặc một lần là làm sạch. Nếu bạn tuân thủ việc giặt giũ như hướng dẫn nêu trên thì không cần phải lo lắng về nguy cơ bay màu hay hư hỏng áo.
-
Lưu ý 2:
Ngoài ra, nếu dùng áo khoác đồng phục công nhân mà bạn phải hoạt động trong thời gian dài, đặc biệt là gặp mưa thì không nên treo lên, để đến ngày hôm sau mới giặt vì độ ẩm quá cao của áo sẽ khiến sản sinh nhiều vi sinh vật gây hại cho sức khỏe, chưa kể đến nấm mốc làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của áo. Vậy nên trong những trường hợp nhạy cảm này, bạn hãy giặt ngay sau khi thay để giữ áo luôn bền đẹp theo thời gian nhé.
-
Lưu ý 3:
Thêm nữa, trong quá trình mặc, không thực hiện các động tác co kéo. Với những áo đồng phục được làm bằng chất liệu co dãn tốt, co kéo sẽ làm biến chất, thay đổi dáng áo. Với những loại áo không làm bằng vải co dãn, co kéo sẽ gây nứt rách. nguy hiểm hơn là nứt rách không theo đường chỉ, khiến bạn phải nói lời “chia tay” với trang phục thân thuộc của mình.
>>> Xem thêm: https://wego.net.vn/lua-chon-quan-ao-bao-ho-lao-dong-ben-dep-nhu-the-nao/
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Mẹo bảo quản áo đồng phục công nhân luôn đẹp như mới. Sau cùng, chúc bạn có thể áp dụng thành công những mẹo hay này, giữ được áo đồng phục luôn bền đẹp và xin chân thành cảm ơn vì đã luôn dõi theo, đồng hành sát cánh cùng những bài viết của Wego! Trân trọng!