Giày cao gót luôn giúp các bạn nữ trông quyến rũ và thu hút hơn dù việc đi giày cao gót thường xuyên không dễ chịu chút nào. Giày cao gót thường xuyên khiến chân bạn bị trầy xước, phồng rộp hoặc đau cổ chân, mũi chân. Trong bài viết dưới đây, Wego Uniform sẽ chia sẻ đến các bạn 10 mẹo giảm bớt các vấn đề này khi đi giày cao gót.
Mục lục
1. Sử dụng miếng dán vết thương
Đây có lẽ là giải pháp phổ biến và hiệu quả nhất cho vấn đề. Hãy dán miếng dán vào các vị trí dễ bị đau nhất trước khi đi giày cao gót. Miếng dán sẽ làm giảm ma sát, ngăn ngừa chân bị phồng rộp, trầy xước. Hãy lựa chọn miếng dán lớn khu vực bị đau trên chân.
2. Sử dụng phấn rôm
Nếu miếng dán vết thương không thể che hết các vị đau trên chân của bạn thì phấn rôm trẻ em cũng là một giải pháp để giảm ma sát giữa giày và chân. Chỉ cần rắc đều phấn rôm vào giày trước khi đeo. Tuy nhiên hãy đảm bảo, chân bạn luôn khô ráo khi sử dụng cách này.
Đi thêm tất giấy cũng là cách tốt để giảm đau chân khi đi giày cao gót.
3. Tất dày và máy sấy nóng
Giày cao gót quá chật hoặc giầy da mới còn cứng cũng là một nguyên nhân khiến chân bạn bị đau khi đeo. Đeo một đôi tất thật dày rồi đi vào giày cao gót. Sử dụng máy sấy tóc sấy vào giày ở chế nóng trong vài phút đến khi giày nóng lên. Đi lại vài vòng cho đến khi giày nguội hoàn toàn. Lặp lại nếu thấy cần thiết. Cách này sẽ giúp giày chật rộng ra và mềm mại hơn một chút nhờ sức nóng. Hãy áp dụng cách này đối với giày chất liệu da tự nhiên để da được mềm mại hơn.
4. Sáp khử mùi
Phần xương nhô ra 2 bên chân, gót chân, ngón chân và những khu vực hay bị đau nhất khi đi giày cao gót hoặc giày mới. Sử dụng sáp khử mùi bôi lên những vị trí đó có thể giúp giảm ma sát giữa chân và giày.
5. Miếng silicon đệm chân
Miếng đệm silicon giúp làm êm chân, giảm áp lực khi đi giày cao gót. Các miếng silicon này rất dễ mua, bạn có thể tìm thấy chúng ở cửa hàng phụ kiện, gian hàng online. Có hai loại để bạn lựa chọn: loại full cả bàn chân, loại nửa chân đệm mũi hoặc đệm gót. Bạn có thể thoải mái lựa chọn loại phù hợp với nhu cầu.
Khuyến mãi
Xem thêm-
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect Plus màu xanh đen và xanh tân đảo 01
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect Plus màu đỏ tươi phối đen 01
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect Plus màu cam phối đen và ghi 01
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect Plus màu xanh đen phối vàng, ghi 01
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect Plus màu vàng bò phối đen 01
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect Plus màu trắng phối ghi và xanh đen 01
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect Plus màu đen phối ghi 01
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect PLus màu đỏ đô phối ghi 01
160,000₫ Thêm vào giỏ
6. Túi bóng và nước
Đổ đầy nước vào túi bóng, sau đó nhét sâu vào giày của bạn rồi để giày vào tủ đông qua đêm. Nước đóng băng sẽ nở ra làm kéo dãn giày của bạn. Với cách này, giày sẽ rộng ra một chút. Đây là một cách để làm giày rộng ra nếu chẳng may bạn mua phải đôi giày hơi chật.
7. Silicon chèn gót chân
Để tránh bong tróc da hoặc nổi mụn đau rát ở gót chân khi đi giày cao gót, miếng silicon chèn gót sẽ giúp bạn tránh hiện tượng này. Miếng silicon đặc biệt này bạn có thể tìm mua trên các trang hàng trực tuyến.
8. Dán ngón chân thứ 3 và thứ 4 lại với nhau
Nghe có vẻ lạ, nhưng việc dán ngón chân thứ 3 và thứ 4 lại sát với nhau (tính từ ngón cái). Chân bạn sẽ đỡ đau mỏi hơn khi đi giày cao gót. Cách này thực sự hiệu quả đó, bạn hãy thử nhé.
9. Để chân được nghỉ ngơi
Nếu bạn cần phải đi giày cao gót trong một thời gian dài, hãy đảm bảo chân của bạn được “nghỉ giữa giờ”. Ví dụ, khi đi giày cao gót ở văn phòng, bạn có thể chuẩn bị một đôi giày đế bằng hoặc dép lê để thay thế khi ngồi tại bàn làm việc.
10. Giầy đế xuồng
Giầy đế xuồng có độn thêm đế ở phần mũi sẽ giúp chân bạn đỡ đau mỏi hơn so với giầy cao gót thông thường. Nếu quần áo phù hợp, hãy chọn một đôi giày đế xuồng để thay thế.