Tìm hiểu về chất vải Kaki trong may mặc đồng phục

AnhHTK

23/08/2020

Tin tức

Tìm hiểu về chất vải Kaki trong may mặc đồng phục

Chất liệu vải Kaki là một chất liệu vải may đồng phục được ứng dụng nhiều trong thời trang đồng phục dùng để may: quần âu, chân váy, quần áo bảo hộ, tạo dề, mũ nón, balo, túi xách…. Bạn đã có thông tin gì từ các chất liệu này chưa? Hãy cùng Wego Uniform tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Mục lục

1. Chất liệu vải Kaki là gì? Nguồn gốc vải Kaki

Chất liệu vải Kaki bắt đầu được mọi người biết tới vào thế kỷ thứ 19 ở Ấn Độ. Lúc này quân đội Anh tại Ấn Độ sử dụng bộ quân phục được làm bằng vải len có lông rất nóng và không phù hợp với thời tiết tại đây.
Chính sự bất tiện này đã làm cho tâm lý của các binh sĩ người Anh bị lung lay. Nhận thấy được điều này nên Sir Harry Burnett “Joe” Lumsden một vị tướng người Anh đã cho ra mắt loại vải mỏng, nhẹ hơn có màu nâu đất để may quân phục thay thế cho chất liệu cũ. Đó là sự xuất hiện lần đầu tiên của vải Kaki.

Mãi sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2 vải Kaki mới được sử dụng rộng rãi để may các loại quần áo được sử dụng hằng ngày. Lúc đầu đa số sản phẩm của vải Kaki thường là quần nhưng theo sự phát triển thì vải Kaki đã được sử dụng để may áo và rất nhiều loại sản phẩm ngành may khác.
Mặc dù các loại vải mới xuất hiện như Jean, Tuýt Xi nhưng vải Kaki vẫn có chiếm thị phần tiêu dùng rất lớn bởi chất liệu vải Kaki có những ưu điểm mà những loại vải kia không thể có.
Không giống như các loại vải khác vải Kaki phù hợp với hầu như mọi lứa tuổi, giới tính, tính chất công việc. Đây chính là một trong những yếu tố khiến vải Kaki thông dụng như ngày nay.

Đồng phục bảo hộ lao động BH0008
Đồng phục bảo hộ lao động là một ứng dụng của vải Kaki

 

2. Đặc điểm của vải Kaki

Vải Kaki là loại vải dày, bền, vô cùng chắc chắn thường được dệt bằng 100% cotton hoặc pha giữa cotton và một số loại sợi khác để tạo nên tính chất vải khác nhau, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Là một trong những loại vải lâu đời vẫn còn đang rất thịnh hành nên vải Kaki được các nhà sản xuất đầu tư, tìm hiểu để tạo ra rất nhiều màu sắc đa dạng khác nhau. Do vậy, rất dễ để các doanh nghiệp đang cần may đồng phục tìm được màu sắc phù hợp với thương hiệu của mình

Đây là loại vải có màu sắc đa dạng, phong phú, chất vải dày, không nhăn, cầm màu rất tốt. Trong ngành thời trang, vải Kaki được ứng dụng rất nhiều từ quần áo đến mũ, balo, tạp dề, túi xách….

3. Các loại vải Kaki phổ biến và ứng dụng trong may đồng phục

3.1. Vải Kaki không thun

Đồng phục mũ lưỡi trai

 Loại vải thông dụng thường được may quần tây, đồ công sở cho nam, đồng phục bảo hộ lao động, tạp dề, mũ nón, …. Chất vải dày, cứng và ít nhăn, giá thành vừa phải.

3.2. Vải Kaki thun 

Đây là loại vải Kaki được pha thêm thành phần là các sợi Spandex để có thêm khả năng co giãn. 

Vải Kaki thun thường được ứng dụng trong may đồng phục bảo hộ, đồng phục quần tây công sở cho nam. Chúng được ưa chuộng nhờ đặc tính co giãn mà khi sử dụng vải Kaki thun người mặc sẽ có cảm giác thoải mái, dễ dàng vận động. Tuy nhiên chất liệu này có giá cao hơn Kaki không thun

3.3. Vải Kaki polyester

Là loại vải sợi tổng hợp được tạo ra bởi thành phần chủ yếu là ETYLEN (C2h4) một chất thường thấy trong dầu mỏ. Một số đặc điểm nổi bật của loại vải này là rất bền, chống cháy, không thấm nước, không co giãn khi mặc. Khuyết điểm của loại vải này chính là khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ thấp, không có tính co giãn khi giặt nên thời gian khô rất lâu.
Vải Kaki Polyester thường được sử dụng để may các loại đồng phục nhà hàng, tạp dề, mũ, balo, nón,….

Tạp dề nhà hàng quán ăn
Tạp dề vải Kaki

3.4. Vải Kaki cotton

Là loại vải tự nhiên được dệt 100% từ các sợi bông. Vải Kaki Cotton có khả năng thấm hút rất tốt, có độ dày vừa phải nên khi mặc tạo cảm giác dễ chịu. 
Vải Kaki Cotton thường hay được ứng dụng để may các loại váy ôm , quần ôm dành cho nữ. Ngoài ra hiện nay cũng đã xuất hiện thêm các sản phẩm quần lửng, quần sooc giành cho phái nam cũng được may bằng loại vải này.

4. Cách bảo quản đồng phục may bằng vải Kaki

Để giữ vải Kaki luôn luôn mới và có độ bền tối đa thì bạn phải biết cách để loại bỏ được những vết bẩn dính trên vải và đồng thời không gây ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải

Không đơn giản chỉ giặt giũ như các loại quần áo thông thường, ngoài ra cần phải quan tâm lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Trước khi giặt phải phân loại quần áo không nên giặt sản phẩm vải Kaki chung với các loại vải màu khác.
  • Khi giặt vải Kaki phải lộn mặt trái cho vải để trong lúc vò, chà sát không làm tổn hại đến chất lượng của sợi vải.
  • Khi sử dụng các loại hóa chất để tẩy rửa phải pha loãng với nước. Không nên đổ thẳng trực tiếp hóa chất lên vải Kaki.
  • Nên giặt tay loại vải này vì khi giặt bằng máy giặt sẽ làm cho loại vải bị nhăn, nhàu.
  • Khi phơi đừng nên để loại vải này dưới ánh nắng gay gắt quá lâu. Vì khi phơi dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu sẽ làm cho vải Kaki bị bạc màu.

=> Xem thêm: Vải Bamboo là gì? Có nên dùng vải Bamboo để may áo đồng phục?