Lý do nhân viên không thích mặc đồng phục công ty và cách khắc phục

AnhHTK

21/07/2020

Tin tức

Đồng phục mẫu màu đỏ

Khi quyết định may đồng phục công ty, bạn không nên đặt tiêu chí giá rẻ lên hàng đầu. Đồng phục rẻ nhưng chất lượng không tốt khiến nhân viên quay lưng với đồng phục, thậm chí làm mất đi ý nghĩa của đồng phục đối với doanh nghiệp. Bạn cần đánh giá về giá trị sử dụng, đặt ra những tiêu chí cơ bản như: chất liệu vải cần mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc; form áo đẹp, màu sắc, hình in có chất lượng tốt, sắc nét, bền màu…

Dưới đây Wego Uniform chia sẻ những lý do nhân viên không thích mặc đồng phục công ty và cách khắc phục.

Mục lục

1. Do chất liệu đồng phục công ty không tốt

Để tiết kiệm chi phí tối đa, nhiều doanh nghiệp thường chọn những chất liệu rẻ nhất để may áo đồng phục. Các chất liệu rẻ tiền thường có đặc điểm

  • Có thành phần chứa nhiều PE nên khả năng thấm hút mồ hôi thấp nóng, bí khó chịu khi mặc.
  • Vải rẻ thường có vẻ ngoài mỏng, hơi bóng, chảy xệ trông rất mất thẩm mỹ.

Khắc phục

Đồng phục công ty là trang phục nhân viên được yêu cầu mặc thường xuyên, vì vậy công ty nên lựa chọn những chất liệu tốt có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái khi mặc cho nhân viên. Chất vải tốt thường chứa các thành phần sợi tự nhiên cao như cotton Thái, cotton 100, bamboo, lụa…

Xét về mặt tiết kiệm chi phí, nếu nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa hoặc đồng phục mặc ít lầnĐồng phục ngân hàng TPBank (đồng phục du lịch, team building) bạn có thể cân nhắc các chất liệu thấp hơn 1 bậc có pha 30-35% PE. Chất liệu này vẫn cho người mặc cảm giác dễ chịu và form dáng đẹp.

2. Kiểu dáng lỗi thời

Ngày nay form dáng quần áo, váy đầm luôn cập nhật và đổi mới liên tục ngày càng hiện đại, tôn dáng hơn. Do không cập nhật kiểu dáng mới, nhiều cơ sở may đồng phục hiện nay vẫn áp dụng những kiểu cắt may rộng thùng thình đã lỗi thời từ hàng chục năm trước. Đối với nhân viên công sở hiện nay, họ đã thường xuyên tiếp xúc với những bộ quần áo hiện đại sành điệu, lại phải thường xuyên mặc đồng phục lỗi thời thì chắc chắn chẳng ai muốn diện lên người.

Khắc phục

Khi lựa chọn cơ sở may đồng phục, thâm niên lâu năm là một yếu tố đánh giá độ uy tín của cơ sở đó. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét đến kiểu dáng cắt may của cơ sở đó, nên chọn form dáng hiện đại, tôn dáng và thời trang để tạo cảm hứng cho nhân viên khi mặc đồng phục.

3. Tính thẩm mỹ thấp

Áo đồng phục thường mắc phải những lỗi thẩm mỹ sau

  • Phối màu quá lòe loẹt, rườm rà, trông “quê mùa” khi mặc.
  • Chất lượng in kém, khiến áo nhanh xấu: Vì một chiếc áo đồng phục nhân viên thường có logo, nhiều hình ảnh hay họa tiết, việc sử dụng công nghệ in kém chất lượng làm cho hình in bị bong tróc chỉ sau một thời gian sử dụng khiến cho chiếc áo trở nên xấu xí, mất đi tính thẩm mỹ.
  • Đường may xấu, cẩu thả.

Khắc phục

Trước khi may đồng phục công ty, bạn cần yêu cầu cơ sở may đồng phục gửi demo thiết kế. Lựa chọn màu sắc và pha phối tinh tế. Không nên pha phối quá 3 màu vải để tránh rườm rà, mất thẩm mĩ.

Lựa chọn công nghệ in hiện đại, phù hợp để màu sắc. Hình in có chất lượng tốt, sắc nét, bền màu…

Lựa chọn cơ sở may uy tín, yêu cầu gửi áo mẫu để xem chất lượng may. Tham khảo những ý kiến của khách hàng trước để đảm bảo cơ sở không gửi áo mẫu một kiểu, áo may ra một kiểu khác.Áo phông đồng phục doanh nghiệp SMC-3

4. Sai số không chính xác

Chiếc áo phục may không đúng size gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và các hoạt động của nhân viên.

Khắc phục

Để đảm bảo tất cả các thành viên trong công ty đều có được chiếc áo vừa vặn, trước khi tiến hành may đồng phục bạn cần lấy bảng size từ nhà sản xuất và thông tin về chiều cao, cân nặng của mỗi nhân viên để lựa chọn size cho phù hợp. Bảng size mỗi cơ sở may đồng phục có thể khác nhau và khác so với quần áo thông thường, bạn không nên đăng ký mà không dựa theo bảng size cơ sở cung cấp.

Đối với những loại đồng phục may từ vải co dãn tốt, kiểu dáng dễ mặc như áo phông đồng phục, áo sơ mi.. hoặc nhân viên đồng đều về dáng người công ty có thể du di may theo size. Còn đối với những trang phục ôm sát, yêu cầu form dáng cầu kì hơn như áo vest, quần âu, đầm ôm…công ty nên cân nhắc may theo số đo của từng người để đảm bảo trang phục đẹp và vừa vặn nhất.

Tổng hợp lại số lượng của từng size số cụ thể và trước khi nhận đồng phục công ty từ xưởng may. Bạn nên kiểm tra thật kỹ xem số lượng size có đúng với số lượng đã đặt may hay không. Nếu phát hiện có size thừa, size thiếu bạn có thể phản hồi lại cho nhà sản xuất để họ sửa chữa hoặc đổi trả sản phẩm cho bạn.

5. Yêu cầu mặc đồng phục quá thường xuyên

Cho dù đồng phục có đẹp đến mấy thì việc thường xuyên mặc một bộ trang phục cũng khiến nhân viên nhàm chán.

Khắc phục

Công ty nên may ít nhất 2 kiểu đồng phục khác nhau để nhân viên thay đổi hàng ngày. Cách này vừa giúp nhân viên có trang phục để thay đổi tránh nhàm chán, vừa có thời gian giặt giũ, bảo quản trang phục đã mặc. Tuy nhiên, cần có quy định chung về thời gian nào mặc bộ nào để đảm bảo tính đồng nhất.

Trong tuần, nên có một ngày không mặc đồng phục để các nhân viên thoải mái hơn và có cơ hội khoe cá tính thông qua trang phục tự chọn.

=> Xem thêm: 3 điều doanh nghiệp cần lưu ý khi may đồng phục cho nhân viên văn phòng