Khi chọn áo khoác, hầu như chúng ta chỉ quan tâm đến mẫu mã, kiểu dáng và chất vải khi sờ tận tay cũng khó có thể phân loại. Tuy nhiên nếu muốn may đồng phục áo khoác, bạn cần phải tìm hiểu sâu về vấn đề này vì mỗi loại vải may đồng phục đều có những ưu nhược điểm riêng và giá thành khác nhau. Và để bạn có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn vải may đồng phục áo khoác, ngay sau đây Wego xin giới thiệu những chất vải thông dụng nhất, kính mời bạn đọc cùng tham khảo!
Mục lục
1. Vải Suýt
Chiếm khoảng 45-55% thị phần áo khoác đồng phục, có thể nói vải suýt là chất liệu phổ biến nhất được sử dụng cho dòng sản phẩm này. Đặc tính của vải Suýt là cấu tạo hai mặt trái ngược nhau, được làm từ 100% Polyester, một loại polime có tính chất chống thấm, cản gió, không nhăn nhúm, chống bám bụi và không co dãn. Ngoài ra với kết cấu nhẹ, giá thành hạ, tính phổ biến cao, không kén người mặc, vải Suýt là lựa chọn không thể tuyệt vời hơn cho các doanh nghiệp đang chọn vải may đồng phục áo khoác.
2. Vải Micro
Với thành phần chính là polyester và polyamide, vải Micro được xem là một bước đột phá lớn trong ngành công nghiệp may mặc nói chung và lĩnh vực sản xuất đồng phục áo khoác gió nói riêng. Chúng sở hữu ưu điểm của hai thành phần cấu tạo nên, độ linh hoạt cao, kháng khuẩn tốt và chống thấm nước cực ấn tượng. Ngoài ra, không giống như nhiều chất vải tổng hợp khác thường phát ra tiếng sột soạt khi chuyển động, vải Micro được ứng dụng khá phổ biến trong may đồng phục áo khoác gió và hầu hết đều thu được những phản hồi tích cực của người dùng về chất lượng sản phẩm.
3. Vải Caro
Caro là loại vải may đồng phục áo khoác có thành phần cấu tạo là polyester. Sản phẩm có ưu điểm nổi trội là độ bền cao, rất ít nhăn và hầu như không có tính đàn hồi, co dãn. Đặc biệt, bề mặt không bóng như nhiều chất liệu áo khoác gió khác. Chất liệu này có những văn caro chéo đặc trưng, bề mặt ráp, thô nhám nhưng lại không gây cảm giác khó chịu hay gây kích ứng da.
Ngoài ra, độ dày của vải Caro ở mức trung bình, không quá mỏng, cũng không dày dặn quá mức. Chính vì vậy, sản phẩm có thể phù hợp với cả tiết trời se lạnh hay có nắng. Thêm nữa, với cấu tạo ít nhăn, kết cấu nhẹ, chống thấm tốt, giặt nhanh khô và giá thành phải chăng, vải Caro có sức cạnh tranh cao hơn bất kỳ loại vải may áo khoác đồng phục chuyên dụng nào.
Khuyến mãi
Xem thêm-
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect màu đỏ phối trắng đen
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect màu cam phối đen
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect màu xanh tân đảo phối xanh đen
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect màu vàng phối xanh đen
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect màu đỏ đô phối ghi
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect màu cam phối trắng
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect màu xanh đen phối xanh tân đảo
160,000₫ Thêm vào giỏ -
- 16%
Đồng phục áo gió Nano Protect màu xanh tân đảo phối ghi
160,000₫ Thêm vào giỏ
4. Vải Polyester may áo khoác đồng phục
Hầu hết các loại vải nêu trên đều có chứa thành phần polyester nhưng tại sao chỉ mình loại vải này lại được lấy tên thành phần làm tên gọi của vải? Bởi vì đây là chất liệu được sử dụng thuần trong dòng sản phẩm này, không pha hay phối thêm các hợp chất khác. Nhìn chung, ưu điểm của vải Polyester là không phát ra tiếng khó chịu khi di chuyển, vận động; mềm mại, dễ mặc; sở hữu tính năng chống lại tia UV nên giúp bảo vệ da rất tốt và nếu xét về công dụng thì bạn nên lựa chọn vải Polyester để may áo chống nắng hơn là giữ ấm trong mùa đông giá.
5. Vải Tricot
Trong các loại vải vừa nêu, vải Tricot có mối quan hệ gần gũi về mặt nguồn gốc nhất với vải Polyester. Bề mặt vải có đặc tính mềm mại và mịn bóng, phản sáng nên có thể gây cảm giác chói mắt khi có ánh sáng phản chiếu. Ngoài ra, chất liệu này có khả năng cản gió và giữ ấm rất tốt, lại chống thấm nước hoàn hảo. Tuy nhiên, nhược điểm của vải Tricot là khá nặng nên không tiện mang theo. Và đặc biệt là nếu bạn muốn chọn loại vải có bề mặt lỳ, thô ráp, không tạo độ bóng bề mặt thì tuyệt nhiên không nên sử dụng dòng sản phẩm này.
6. Vải Nylon may đồng phục áo khoác
Đây là loại vải may đồng phục áo khoác được đánh giá rất cao về khả năng chống thấm và chắn gió. Chính vì vậy, chúng thường rất có ích khi may áo khoác mùa thu đông, đông xuân bởi có tác dụng giữ ấm. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là khi mặc và di chuyển, hoạt động, sự cọ xát giữa các thớ vải làm phát sinh những âm thanh xột xoạt. Ngoài ra, đây cũng không phải là lựa chọn lý tưởng khi may áo khoác cho mùa hè thu hay xuân hè bởi khả năng cản gió làm cản trở sự thoáng khí, khiến người mặc cảm thấy bức bách, khó chịu do mồ hôi khó bay hơi.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh chủ đề: Các loại vải may đồng phục áo khoác. Nên nhớ đây không phải là danh sách đầy đủ các loại vải dùng trong lĩnh vực này mà chỉ là những cái tên điển hình nhất, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất. Hi vọng với phân tích chi tiết của Wego, bạn sẽ có thêm gợi ý khi đặt may đồng phục áo khoác. Sau cùng, chúc bạn có được quyết định sáng suốt. Xin chân thành cảm ơn vì đã luôn dõi theo những bài viết của Wego! Trân trọng!
=> Xem thêm: 3 Loại Vải Gió May Áo Khoác Đồng Phục