Bí quyết chọn đồng phục nhà hàng khách sạn chuẩn không cần chỉnh

Angel Nguyễn

25/07/2021

Tin tức

Chọn đồng phục nhà hàng khách sạn là một trong những khâu quan trọng nhất trong việc tạo dựng thương hiệu cũng như gây được thiện cảm tốt với khách hàng. Nhà hàng, khách sạn càng cao cấp càng có nhiều tiêu chuẩn khắt khe đối với đồng phục nhân viên. Làm thế nào để sở hữu đồng phục vừa chuyên nghiệp, lịch sự lại đẹp mắt và đậm chất riêng của doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu những bí kíp “chuẩn không cần chỉnh” ngay sau đây!

Mục lục

1. Bí kíp chọn đồng phục nhà hàng khách sạn đúng chuẩn

1.1. Tuân thủ quy tắc chung

Nhà hàng khách sạn luôn có những quy chuẩn chung đối với đồng phục nhân viên. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ và làm hài lòng khách hàng, chúng ta cần tuyệt đối tuân thủ các quy chuẩn này. Đó là:

  • Gọn gàng, lịch sự. Không nên sử dụng những thiết kế rườm rà gây bất tiện cho nhân viên. Không quá ngắn, hoặc hở hang gây mất thiện cảm. Thêm vào đó, đồng phục cần được giặt mới hằng ngày và là ủi phẳng phiu để tạo ấn tượng tốt cho khách hàng. 
  • Có sự phân chia cấp bậc. Để tiện cho công tác quản lý và khách hàng có thể phân biệt được giữa quản lý nhà hàng, trưởng ca, nhân viên phục vụ… đồng phục nên có sự khác biệt. Chẳng hạn như trang bị thêm áo vest cho vị trí quản lý và trưởng ca.
  • May đồng phục nhà hàng khách sạn theo số đo nhân viên. Điều này không chỉ mang đến sự tự tin, thoải mái cho người mặc mà còn thể hiện được tính chuyên nghiệp, tôn trọng khách hàng. Vì việc nhân viên mặc đồng phục quá chật hay quá rộng so với cơ thể đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ.
  • Trang bị thêm phụ kiện cần thiết. Đối với bộ phận bếp phải có mũ đội đầu. Đối với nhân viên nữ nhà hàng nên có lưới búi tóc. 

1.2. Chọn đồng phục của nhà hàng khách sạn theo vị trí công việc

Thông thường, một nhà hàng tại khách sạn sẽ luôn có hai bộ phận chính. Đó là bộ phận bếp và bộ phận phục vụ nhà hàng. Bộ phận bếp chia thành các vị trí cơ bản sau: bếp trưởng điều hành, bếp chính, nhân viên phụ bếp. Bộ phận phục vụ nhà hàng gồm các vị trí: quản lý/trưởng bộ phận; trưởng ca; nhân viên phục vụ, nhân viên lễ tân đón tiếp, nhân viên thu ngân. Nếu nhà hàng có quầy bar riêng, tương ứng sẽ có vị trí quản lý bar, nhân viên bartender (pha chế), nhân viên phục vụ bar.

Theo đó, trường hợp nhà hàng của bạn có quy mô nhỏ hoặc vừa, tối thiểu cần làm 2 mẫu đồng phục cho bộ phận bếp và bộ phận phục vụ. Còn đối với nhà hàng có quy mô lớn, may đồng phục nhà hàng khách sạn riêng cho mỗi bộ phận, mỗi vị trí công việc sẽ là cách để bạn thể hiện được đúng đẳng cấp dịch vụ của mình.

1.3. Hài hòa giữa màu sắc thương hiệu và quy chuẩn đồng phục

Phần lớn màu sắc thương hiệu được lựa chọn dựa trên yếu tố phong thủy hoặc màu sắc yêu thích của chủ nhà hàng – khách sạn. Phổ biến nhất thường là các gam màu nổi bật như đỏ, xanh lá, vàng kim, xanh dương, cam cháy… Trong khi đó, đồng phục nhà hàng khách sạn lại ưu tiên sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, trung tính như đen, trắng; xám, be, hồng nhạt… (màu nổi chủ yếu được sử dụng ở nhà hàng bán thức ăn nhanh). 

Dù mong muốn quảng bá thương hiệu, song sẽ thiếu đi tính hài hòa, thẩm mỹ nếu chúng ta  thể hiện màu sắc thương hiệu một cách quá đá trên đồng phục nhân viên. Thương hiệu có thể được quảng bá tinh tế hơn bằng cách thêu logo trên áo; qua các điểm nhấn như đường viền, họa tiết áo mang màu sắc của logo; hoặc qua các phụ kiện như tạp dề, caravat, nơ bướm; áo ghile (nếu có).

1.4. Sử dụng chất liệu tối ưu

Công việc tại nhà hàng khách sạn tương đối vất vả; phải di chuyển, đi lại, bưng bê liên tục suốt 8 giờ làm việc. Vì lẽ đó, chất liệu làm đồng phục cần đáp ứng các tiêu chí: bền bỉ, co giãn, thấm hút mồ hôi tốt.

Hiện nay, có khá nhiều cơ sở bán đồng phục nhà hàng khách sạn may sẵn. Tuy nhiên, vì cạnh tranh về giá, chất liệu thường không thật sự được đảm bảo. Phương án tối ưu để làm đồng phục là lên mẫu thiết kế, chọn mẫu vải và cuối cùng mới đặt may.

2. Gợi ý một số mẫu đồng phục nhà hàng khách sạn chuyên nghiệp

2.1. Đồng phục cho nhân viên phục vụ

Ngoài tính thẩm mỹ, đồng phục cho nhân viên phục vụ nhà hàng – khách sạn còn cần phải đem lại cho người mặc cảm giác thoải mái, tự tin. Áo đồng phục nên thiết kế với phần túi đủ rộng; hoặc sử dụng tạp dề có túi để đựng các vật dụng cần thiết cho công việc như phiếu gói món, bút viết… Bên cạnh đó, đồng phục thay định kỳ theo mùa hoặc thiết kế mới theo từng năm sẽ mang đến cảm hứng mới mẻ cho nhân viên và tạo ấn tượng tích cực với khách hàng.

Dưới đây là gợi ý một số mẫu đồng phục nhà hàng khách sạn áp dụng đối với bộ phận phục vụ:

Click để xem thêm bộ sưu tập các mẫu đồng phục cho nhân viên nhà hàng khách sạn tại Wego Uniform!

2.2. Đồng phục dùng cho bộ phận bếp 

Bếp tuy là bộ phận đứng sau – hiếm có dịp tiếp xúc trực tiếp với khách  hàng. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta lơ là, thiếu chú trọng trong việc lựa chọn đồng phục bếp. Trang phục cho nhân viên bếp luôn phải đảm bảo tính chỉn chu, gọn gàng. Màu sắc trung tính để đem lại cảm giác nhẹ nhàng, thư thái cho người làm việc. Ở các khách sạn tiêu chuẩn từ 2-3 sao trở lên, đồng phục bếp luôn là màu trắng. Ngoài ra, một số ít nhà hàng – khách sạn cao cấp cũng sử dụng màu đen làm tông chủ đạo cho đồng phục bếp. Bạn có thể tham khảo một số mẫu dưới đây:

kiểu áo thun đồng phục từ gam màu vàng - trắng

Mẫu tạp dề màu cam bắt mắt sẽ khiến đội ngũ nhân viên của bạn trông tươi trẻ

mẫu áo đồng phục của nJoy

 

Trên đây là một số mẫu gợi ý để đồng phục bếp và bộ phận phục vụ nhà hàng. Nếu bạn mong muốn sở hữu cho nhà hàng mình mẫu đồng phục nhân viên đậm sắc thái riêng; vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ lại thể hiện thương hiệu một cách hiệu quả; liên hệ ngay Wego Uniform nhé! Sở hữu đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp và sáng tạo cùng xưởng may quy mô lớn, Wego đã có kinh nghiệm thiết kế và may đồng phục nhà hàng khách sạn tại hà nội cũng như nhiều tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Rất hy vọng & hân hạnh được đồng hành cùng các bạn để cho ra đời những mẫu đồng phục chất lượng – sáng tạo – thẩm mỹ nhất!